Việt Nam đã và đang là một môi trường lao động hấp dẫn cho người nước ngoài tới làm việc và đầu tư, v.v. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lao động chưa hiểu rõ về Giấy phép lao động tại Việt Nam, cũng như quy định về xử phạt người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động hợp lệ. Cùng tìm hiểu và cập nhật thông tin mới nhất cùng chúng tôi ngay tại đây!
Giấy phép lao động là gì?
Giấy lao động (Work permit), được hiểu một cách đơn giản, là một loại văn bản/ giấy tờ cấp bởi Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam trong một khoảng thời gian quy định rõ trên giấy phép.
Đây cũng là một văn bản quan trọng để lao động nước ngoài có thể xin được thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Giấy phép lao động này được quy định rõ tại Luật lao động cũng như các thông tư, nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan.
Điều kiện để được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam
Giấy phép lao động cũng là loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin cấp Thẻ tạm trú tại Việt Nam cho người nước ngoài, hoặc xin các loại visa dài hạn khác, tuy nhiên người lao động nước ngoài sẽ cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Trong độ tuổi lao động (>18 tuổi), có năng lực hành vi dân sự theo quy định của luật Việt Nam;
- Có đầy đủ chuyên môn, năng lực, bằng cấp đáp ứng được yêu cầu công việc;
- Có sức khoẻ tốt, đáp ứng được theo tính chất và môi trường công việc;
- Không phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Quy định về xử phạt lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có Giấy phép lao động
Theo quy định mới nhất được áp dụng từ 1/4/2016, người nước ngoài có bằng cử nhân trở lên với ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan có thể làm việc tại Việt Nam mà không cần Giấy phép lao động Tuy nhiên, trường hợp này chỉ áp dụng cho những ai có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 3 tháng, và tổng thời gian làm việc không quá 90 ngày trong một năm. Ngoài ra, tất cả sẽ được yêu cầu xuất trình Giấy phép lao động nếu làm việc quá mốc thời gian kể trên.
Ngoài ra, trong Nghị định số 95/2013/ND-CP, lao động nước ngoài tại Việt Nam không có Giấy phép lao động (trừ những trường hợp được miễn) sẽ bị xử phạt, hoặc trục xuất khỏi Việt Nam. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng sẽ bị đình chỉ hoạt động trong 3 tháng đồng thời nộp phạt tới 75.000.000 đồng. Chi tiết về mức phạt như sau:
- Nếu sử dụng 1 – 10 lao động không có Giấy phép lao động hợp lệ: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng;
- Nếu sử dụng 12 – 20 lao động không có Giấy phép lao động hợp lệ: phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
- Nếu sử dụng trên 20 lao động không có Giấy phép lao động hợp lệ: phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng;
Thời hạn của Giấy phép lao động
Thời hạn của Giấy phép lao động có thể lên tới 2 năm, và người lao động có thể xin cấp mới, hoặc gia hạn giấy phép lao động nếu muốn làm việc trong thời gian dài hơn.
Tuy nhiên, Giấy phép lao động sẽ hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép lao động hết hạn;
- Hợp đồng lao động giữa công ty Việt Nam và người lao động hết hạn’
- Giấy phép lao động được cấp không phù hợp với nội dung hợp đồng lao động;
- Tổ chức/ công ty/ doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bị ngừng hoạt động;
- Người sử dụng lao động nước ngoài tuyên bố chấm dứt nhân viên nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Giấy phép lao động bị thu hồi bởi cơ quan có thẩm quyền;
Hướng dẫn xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài dễ nhất
Lưu ý: Người lao động sẽ không thể trực tiếp nộp đơn xin cấp Giấy phép lao động, mà cơ quan/ tổ chức/ người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm và tiến hành thủ tục này.
Theo Luật Lao động 2012, người sử dụng lao động cần nộp hồ sơ tới Sở Lao động, Thương binh, và Xã hội tại tỉnh/ thành phố/ địa phương nơi người lao động làm việc và được cấp phép sử dụng lao động từ cơ quan này.
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam sẽ bao gồm 2 bước lớn, trong đó:
- Bước 1: Xin công văn chấp thuận cho phép sử dụng lao động nước ngoài
- Bước 2: Xin cấp giấy phép lao động.
Thủ tục này được trình bày rất rõ ràng tại đây.
Mặc dù thủ tục xin cấp giấy phép lao động được hướng dẫn rất rõ ràng, nhưng không phải ai cũng dễ dàng chuẩn bị cho mình đầy đủ bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu của pháp luật cũng như không phải ai cũng nắm rõ luật và có thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Vì vậy, nhiều người đang có xu hướng tìm tới các đơn vị dịch vụ làm giấy phép lao động để tiết kiệm thời gian và công sức.
Nói về khía cạnh này, VISANA là một đơn vị uy tín được nhiều người lựa chọn. Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, VISANA luôn là đơn vị nắm bắt rõ những thay đổi trong quy định của pháp luật liên quan đến giấy phép lao động Việt nam cũng như quy trình và hỗ sơ xin cấp giấy phép lao động trong từng trường hợp cụ thể. Bạn hoàn toàn có thể liên hệ với VISANA theo số điện thoại 1900 0284 hoặc website VISANA.VN để được tư vấn cụ thể.