Mặ dù về mặt hình thức, sổ hồng và sổ đỏ có sự khác nhau về hình thức, bìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên của sổ có dòng chữ “Gi ấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Với sổ hồng, hình thức bên ngoài đều có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Gi ấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, hiệu lực và tính chất của 2 loại sổ này là như nhau. Dưới đây là những đặc điểm phân biệt sổ hồng và sổ đỏ.
Khái niệm sổ hồng, sổ đỏ
Sổ đỏ hay bìa đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho các khu vực ngoài đô thị (nông thôn), được quy định tại nghị định số 60-CP của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính.
Sổ hồng là gì?
Sổ hồng là tên gọi dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng ban hành. Bên trong sổ đỏ ghi rõ các nội dung sau: Sở hữu nhà ở như thế nào, sử dụng đất ở thuộc sử dụng riêng hay chung: Cấp cho nhà riêng đất hoặc nhà chung đất như nhà chung cư.
Sổ hồng hay sổ đỏ có thời gian sở hữu dài hơn
Có rất nhiều ý kiến cho rằng, sổ đỏ sẽ có thời gian sở hữu đất và tài sản lâu hơn sổ hồng, cụ thể sổ đỏ có thể sở hữu 70 năm, nhưng sổ hồng chỉ có 50 năm. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác, bởi nội dung Sổ đỏ và Sổ hồng ghi nhận thời gian sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất được cấp có thời hạn hay vĩnh viễn là phụ thuộc vào từng loại đất, phụ thuộc vào quy hoạch hoặc mục đích nhà nước cấp đất cho chủ sử dụng…tuyệt đối không phụ thuộc vào màu sắc hay tên gọi của hai loại Giấy chứng nhận này. Thực tế có những loại đất nghi trong Sổ đỏ được cấp có thời hạn sử dụng 30 năm, 50 năm hoặc được cấp vĩnh viễn (Lâu dài) và ngược lại, có những loại đất ghi trong Sổ hồng được cấp vĩnh viễn (Lâu dài) hoặc chỉ được sử dụng 50 năm.
Để tránh gây nhầm lẫn và thống nhất thành một loại giấy chứng nhận, ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2008/NĐ-CP và ngày 21/10/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT thống nhất sử dụng chung một loại giấy chứng nhận và lấy tên là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Theo hai văn bản này thì Giấy chứng nhận này có màu hồng nhạt được áp dụng chung trong cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở trên đât và các loại tài sản khác gắn liền với đất.
Với những khách hàng đang dùng sổ đỏ cũ, có yêu cầu đổi phôi sang sổ hồng, có thể liên hệ với chúng tôi để thực hiện dịch vụ trọn gói nhanh nhất, hoặc xem chi tiết thông tin về dịch vụ tại https://phaply.ancu.com/doi-phoi-so-do/
Tính chất pháp lý của sổ đỏ và sổ hồng
Trên thực tế, pháp lý của 2 loại sổ này đều tương đương nhau, được nhà nước bảo hộ về quyền sở hữu và đúng pháp luật:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” – có màu hồng được quy định tại Nghị định số 60 -CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị. Trên Sổ hồng thể hiện đầy đủ thông tin về quyền sử dụng đất (bao gồm: Số thửa đất, diện tích, loại đất, tờ bản đồ, thời hạn sử dụng…) và quyền sở hữu nhà ở trên đất (Bao gồm: Diện tích xây dựng, kết cấu nhà, số tầng…) do UBND Quyện, huyện, Thị xã cấp.
Còn đối với Sổ đỏ – “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị gọi chung là nông thôn, được quy định tại Nghị định số 64 – CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và thông tư số 346/1998/TT – TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính, quy định loại đất được cấp theo Sổ đỏ rất đa dạng, bao gồm: Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối và đất nuôi trồng thủy sản. Sổ này màu đỏ và được UBND cấp huyện, thị xã cấp cho chủ sử dụng và đất ở khu vực nông thôn được cấp sổ đỏ thường là cấp cho Hộ gia đình, ít trường hợp cấp cho cá nhân.